Trò Xuân Phả là các trò diễn dân gian mô tả cảnh 5 quốc gia cổ (thuộc Trung Hoa, Hòa Lan, Tú Huần, Chăm Pa, Ai Lao) đem lễ vật cùng với những tiết mục múa hát đặc sắc của quốc gia họ để chúc mừng Hoàng đế nước Việt xưa. Trò Xuân Phả được hình thành và phát triển hơn nghìn năm để trở thành một tổ hợp múa dân gian đặc sắc, độc nhất vô nhị diễn ra hàng năm ở Nghè Xuân Phả, xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa và được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trò Xuân Phả gồm có 5 điệu múa rất đặc biệt với tên gọi Hoa Lang, Tú Huần, Ai Lao, Ngô Quốc và Xiêm Thành. Trò Xuân Phả thường diễn ra vào các ngày từ 10 đến 12 tháng 2 âm lịch hàng năm tại di tích Nghè Xuân Phả.
Trò Xuân Phả mang đậm dấu ấn của lịch sử và đời sống xã hội thời Lê sơ. Thông điệp của người xưa gửi lại cho thế hệ muôn sau còn in rõ trên Lam Sơn Vĩnh Lăng Bi (Bia Vĩnh Lăng, Lam Sơn). Sau chiến thắng quân Minh, uy thế của nước Đại Việt được các nước lân bang nể phục: “Hai nước từ đó thông sứ hòa hảo. Nam, Bắc yên việc. Mang Lễ, Ai Lao đều vào bản đồ. Chiêm Thành, Đồ Bà, vượt bể đến cống
Giá trị nghệ thuật
Tháng 10/2016, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch Việt Nam đã chính thức ghi danh Trò Xuân Phả (xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Đặc trưng ở Trò Xuân Phả là các “vũ công” nam có những động tác phóng khoáng, tay chân mở rộng, khỏe, thể hiện “trong nhu có cương, trong cương có nhu” với nhiều động tác múa, tuyến múa, đội hình múa, làm tôn nên sắc thái văn hóa lúa nước, vẻ duyên dáng, tinh tế, kín đáo nhưng cũng rất mạnh mẽ của người Việt. Trong năm điệu múa của Trò Xuân Phả, có ba điệu mà người diễn phải dùng mặt nạ, đó là điệu Chiêm Thành, Hoa Lang và Tú Huần.
Trong 5 trò múa thì chỉ ba điệu Hoa Lang, Tú Huần và Xiêm Thành có mặt nạ. Đặc biệt trò Hoa Lang, Xiêm Thành người ta không đeo mà ngậm mặt nạ nửa mặt dưới bởi một nút gỗ vào miệng.
Một số nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam nhận định, Trò Xuân Phả có những nét khá giống một “lễ hội hóa trang” của người phương Tây, tuy nhiên Trò Xuân Phả lại mang đậm yếu tố cung đình và dân gian Việt trong từng điệu múa. Với những điệu múa độc đáo, có sự pha trộn yếu tố cung đình và dân gian mang đầy tính chất ước lệ nhưng Trò Xuân Phả cũng rất huyền bí, lộng lẫy, phản ánh quan niệm thẩm mỹ của dân tộc nói chung, của người nông dân nơi nó được sinh ra nói riêng.
Tú-huần có lẽ là Sầm-nứa/Trấn-ninh mà tiếng Lào gọi là Phuan, có một thời sáp-nhập vào nước. Sầm-nứa (sử ta gọi là Sầm-châu) là nơi dòng dõi nhà Lê lánh sang khi nhà Mạc cướp ngôi vua. Nguyễn-Kim phò vua Lê Trang-tông (tục gọi là Chúa Chổm) cũng từ đất SẦm-châu này về Thanh-hóa, đuổi được quân Mạc đi, mở đầu cho thời-kỳ Nam-Bắc-triều với nhà Lê Trung-hưng bên ta (1533).