Bộ Ảnh Đẹp Của Sân Khấu Và Nghệ Sĩ Cải Lương Trước 1975
Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long, nhạc xưa cổ. Giải thích 2 từ cải lương theo nghĩa: Cải là cải cách, lương là lương truyền. Có nghĩa là làm mới thể loại âm nhạc dân tộc để qua đây lương truyền tuồng tích, các vấn đề muốn gửi gắm đến khán giả, nhân dân và nhiều thế hệ hôm nay, mai sau.
Tại miền Nam Việt Nam, thập niên 1960 là thời kỳ hưng thịnh nhất của cải lương miền Nam, lấn át cả tân nhạc. Các sân khấu cải lương được đông khán giả đến xem hàng ngày, nên ngày nào cũng có diễn xuất, nhờ đó, các soạn giả và nghệ sĩ có cuộc sống khá sung túc, và một số ca sĩ tân nhạc phải tìm cách chuyển nghề sang hát cải lương để tìm kiếm thành công như Hùng Cường.
Những gánh hát cải lương nổi tiếng thời này có đoàn Thanh Minh – Thanh Nga, Thống Nhứt, Tiếng Chuông Vàng,… với những nghệ sĩ như Út Trà Ôn, Hữu Phước, Thành Được, Hùng Cường, Tấn Tài, Dũng Thanh Lâm, Minh Cảnh, Minh Phụng, Minh Vương, Thanh Sang, Phương Quang, Phùng Há, Út Bạch Lan, Ngọc Giàu, Thanh Nga, Lệ Thủy, Mỹ Châu, Bạch Tuyết, Phượng Liên, Thanh Nam (hề Thanh Nam – Hai Lúa), Thanh Kim Huệ, Thanh Thanh Hoa,…
Sau 1975 cải lương miền Nam hoạt động mạnh 10 năm nữa, đến năm 1985, mới dần dần sa sút, vì nhiều lý do, trong đó có thiếu kịch bản hay, thiếu rạp diễn mới và thế hệ lão thành tàn lụi…
Ảnh sưu tầm nhiều nguồn.